THỜI GIAN SỐNG THÊM UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN 4 TỪ NĂM 1995 ĐẾN 2021

THỜI GIAN SỐNG THÊM UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN 4 TỪ NĂM 1995 ĐẾN 2021

09:29 - 14/07/2023

Cập nhật so sánh về hiệu quả sống thêm toàn bộ của các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 di căn từ năm 1995 đến 2021. 

PHẪU THUẬT SAU KHI ĐIỀU TRỊ TỐT BẰNG THUỐC ĐÍCH
ĐIỀU TRỊ SAU KHI THẤT BẠI VỚI THUỐC MIỄN DỊCH
Xét nghiệm DNA khối u trong máu dự báo sự tiến triển khi điều trị Osimertinib trong nghiên cứu FLAURA, AURA3
BRIGATINIB VÀ ALECTINIB SAU KHI KHÁNG THUỐC ĐÍCH CRIZOTINIB
TẠI SAO ĐỘT BIẾN EGFR L858R CẦN ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT

     THỜI GIAN SỐNG THÊM CỦA UNG THƯ PHỔI DI CĂN KHI ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐÍCH VÀ MIỄN DỊCH – CẬP NHẬT MỚI NHẤT

     Từ sau năm 2014, các thuốc đích, miễn dịch trở nên phổ biến để điều trị ung thư phổi giai đoạn muộn và đã đem lại hiệu quả đáng kể. Thời gian sống thêm của bệnh nhân đã tăng đáng kể so với điều trị hóa chất truyền thống. Các giai đoạn sau năm 2015 thời gian sống thêm dài hơn rất đáng kể.

     Thuốc nhắm trúng đích dựa trên cơ chế đột biến gen của tế bào ác tính và điều trị đặc hiệu các đột biến này. Thuốc miễn dịch giúp hệ miễn dịch tự nhiên chống ung thư nhận diện và diệt mạnh khối u phổi.

     Sau năm 2014, các thế hệ thuốc đích mới và thuốc miễn dịch được chấp thuận điều trị. Thuốc đích thế hệ 2 ALK TKIs alectinib được chấp thuận năm 2014, thuốc miễn dịch nivolumab được chấp thuận năm 2015 và thuốc đích thế hệ 3 EGFR osimertinib được chấp thuận năm 2016.

     Sau đây là thông tin từ một nghiên cứu quan trọng so sánh hiệu quả sống thêm của các phương pháp điều trị nhắm đích, miễn dịch so với hóa chất truyền thống điều trị ung thư phổi từ năm 1995 đến năm 2021.

     Các bệnh nhân được chia thành các nhóm được chẩn đoán ung thư phổi vào các khoảng thời gian khác nhau, để từ đó đánh giá thời gian sống thêm khi điều trị:

  • Nhóm A: chẩn đoán ung thư phổi từ năm 1995-1999.
  • Nhóm B: từ năm 2000-2004.
  • Nhóm C: từ năm 2005-2009.
  • Nhóm D: từ năm 2010-2014.
  • Nhóm E: từ năm 2015-2019.
  • Nhóm F: từ năm 2020-2022.

1. Đặc điểm của các nhóm bệnh nhân

     Tỉ lệ bệnh nhân cao tuổi tăng từ nhóm C (2005-2009) tới nhóm D (2010-2014) và từ nhóm D tới nhóm E, tỉ lệ ung thư biểu mô tuyến tăng từ nhóm C tới nhóm D và tỉ lệ chỉ số toàn trạng PS 0-1 tăng từ nhóm B tới nhóm C.

     Tỉ lệ giới tính nữ và không hút thuốc là tương đương. Tỉ lệ đột biến EGFR, ALK tương đương ở các nhóm D, E, F (29-32% và 6-9%). Tỉ lệ bộc lộ PDL1≥50% ở nhóm E, F là 13% và 23%.

2. Thời gian sống thêm của các nhóm bệnh nhân

     Thời gian sống thêm trung bình của các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối và điều trị ở các nhóm thời gian như sau:

  • Nhóm A: 8,9 tháng.
  • Nhóm B: 11 tháng.
  • Nhóm C: 13,6 tháng.
  • Nhóm D: 17,9 tháng.
  • Nhóm E: 25,2 tháng.
  • Nhóm F: >25,2 tháng.

     Như vậy, cùng với tiến bộ điều trị, thời gian sống thêm trung bình ở giai đoạn muộn càng ngày càng kéo dài.

     Đặc biệt ở nhóm E, F tức là sau năm 2014, với các phương pháp mới được áp dụng rộng rãi như điều trị đích, miễn dịch, thời gian sống thêm trung bình đã lớn hơn rất khác biệt so với trước đó.

     Ở nhóm F (năm 2020-2022) với sự phổ biến rộng rãi của thuốc đích, miễn dịch và nhiều phương pháp điều trị kháng thuốc, chắc chắn thời gian sống thêm trung bình sẽ còn dài hơn so với nhóm E.

3. Thời gian sống thêm của bệnh nhân có đột biến EGFR, ALK và điều trị thuốc đích.

     Đột biến EGFR, ALK nhạy thuốc là 2 loại đột biến được áp dụng điều trị đích sớm nhất với nhiều bước tiến vượt bậc về thời gian sống thêm.

     Với đột biến EGFR, tỉ lệ bệnh nhân dùng thuốc đích thế hệ 3 osimertinib tăng từ 19% ở nhóm D (năm 2010-2014) lên 60,1% ở nhóm E (năm 2015-2019).

     Với đột biến ALK, tỉ lệ bệnh nhân dùng thuốc đích thế hệ 2 (alectinib, ceritinib, brigatinib) và thế hệ 3 (lorlatinib) tăng từ 48,9% ở nhóm D lên 96,8% ở nhóm E.

     Với đột biến EGFR, yếu tố toàn trạng và thuốc thế hệ 3 osimertinib có thời gian sống thêm vượt hơn đáng kể so với trung bình.

     Với đột biến ALK, yếu tố toàn trạng, tuổi, giới và thuốc thế hệ 2, 3 (alectinib, ceritinib, brigatinib, lorlatinib) có thời gian sống thêm tốt hơn.

     Với đột biến EGFR, thời gian sống thêm trung bình tăng từ nhóm D, E, F tương ứng là 32 tháng, 46 tháng và >46 tháng.

     Với đột biến ALK, thời gian sống thêm trung bình tăng từ nhóm D, E, F tương ứng là 36,2 tháng ở nhóm D và đều >36,2 tháng ở nhóm E, F (tiếp tục được theo dõi do sống thêm dài hơn 36,2 tháng).

     Thời gian sống thêm trung bình khi không có đột biến EGFR, ALK cũng dài hơn ở nhóm E (2015-2019) so với nhóm D (2010-2014) tương ứng là 14,6 tháng và 11,7 tháng.

4. Đặc điểm bệnh nhân điều trị khi không có đột biến gen EGFR, ALK

     Tỉ lệ bệnh nhân không có đột biến gen và điều trị bằng thuốc miễn dịch tăng từ 8,3% ở nhóm D (2010-2014) lên tới 67% ở nhóm E (2015-2019), thể hiện sự phổ biến và hiệu quả của thuốc miễn dịch.

     Tỉ lệ bệnh nhân dùng thuốc miễn dịch ở ngay bước điều trị đầu tiên cũng tăng từ 0% ở nhóm D lên 52,1% ở nhóm E, tương ứng với cập nhật điều trị thuốc miễn dịch hiện nay.

     Như vậy, cùng với sự tiến bộ của điều trị thuốc đích, sau đó là thuốc miễn dịch mà thời gian sống thêm trung bình của ung thư phổi giai đoạn muộn ngày càng được cải thiện rõ rệt.

     Thuốc nhắm đích hiện nay đã phát triển và giúp thời gian sống thêm trung bình kể cả khi ở giai đoạn muộn đạt >30 tháng. Thậm chí đột biến ALK điều trị đích còn đạt trên 50 tháng.

     Thuốc miễn dịch được phát triển sau cũng dần dần đạt được các mốc thời gian tương đương thuốc đích. Thậm chí bệnh nhân dùng thuốc miễn dịch được 2 năm (35 đợt) có thể đạt tỉ lệ sống thêm 5 năm tới >70%.

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ariyasu R, Kakuto S, Miyadera K, Akita T, Kiritani A, Tsugitomi R, Amino Y, Uchibori K, Kitazono S, Yanagitani N, Nishio M. Real-World Outcome Analysis of Patients With Stage IV NSCLC Treated With Tyrosine Kinase and Immune Checkpoint Inhibitors. JTO Clin Res Rep. 2023 May 4;4(6):100524. doi: 10.1016/j.jtocrr.2023.100524. PMID: 37426307; PMCID: PMC10329142.

 Để biết thêm chi tiết xin liên hệ: