HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ĐÍCH ERLOTINIB KHI KHÔNG CÓ ĐỘT BIẾN GEN EGFR

HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ĐÍCH ERLOTINIB KHI KHÔNG CÓ ĐỘT BIẾN GEN EGFR

19:06 - 04/08/2023

Hiệu quả của thuốc đích erlotinib khi ung thư phổi không có đột biến EGFR

THUỐC ĐÍCH AUMOLERTINIB SAU HÓA XẠ TRỊ U PHỔI GIAI ĐOẠN 3
ĐIỀU TRỊ SAU KHI THẤT BẠI VỚI THUỐC MIỄN DỊCH
Xét nghiệm DNA khối u trong máu dự báo sự tiến triển khi điều trị Osimertinib trong nghiên cứu FLAURA, AURA3
Miễn dịch Durvalumab điều trị giai đoạn 3. Khám Phá Những Kết Quả Mới Nhất Từ Nghiên Cứu PACIFIC-2
BRIGATINIB VÀ ALECTINIB SAU KHI KHÁNG THUỐC ĐÍCH CRIZOTINIB

HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 1 ERLOTINIB KHI KHÔNG CÓ ĐỘT BIẾN GEN EGFR, 2 CA BỆNH MINH HỌA.

1. Đặt vấn đề

     Thuốc đích sẽ rất hiệu quả đối với ung thư phổi giai đoạn tiến triển di căn khi có đột biến gen EGFR thuận lợi như exon19del hoặc L858R.. Tuy nhiên tỉ lệ có đột biến này chỉ 60% ở nữ giới và không hút thuốc. Còn ở nam giới và hút thuốc thì tỉ lệ có đột biến rất thấp.

     Ở bệnh nhân không có đột biến gen, thuốc đích vẫn được chấp thuận điều trị bước sau, sau khi bệnh thất bại điều trị với 1 phác đồ hóa chất.. Sau đây là 2 ca bệnh minh họa về hiệu quả thuốc đích điều trị bước sau trong ung thư phổi giai đoạn muộn di căn.

2. Ca bệnh 1:

     Bệnh nhân nữ đến khám vì có khối mờ 1/3 giữa phổi trái vào tháng 11/2008. Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc 30 bao-năm và đã bỏ thuốc cách đây 5 năm. Chụp PETCT thấy có khối u 27x29mm ở phân thùy S4 phổi trái và không có di căn bất thường. Sinh thiết qua nội soi phế quản xác định có “ung thư phổi biểu mô tuyến”.

     Bệnh nhân được phẫu thuật cắt thùy trên phổi trái chứa u và nạo vét hạch trung thất vào tháng 12/2008. Xét nghiệm mẫu u sau mổ không có đột biến EGFR.

     Chẩn đoán chính xác sau mổ: Ung thư biểu mô tuyến phổi trái pT1bN0M0 giai đoạn 1A, không có đột biến EGFR.

     Đến tháng 11/2010 sau mổ 22 tháng, bệnh nhân đến khám vì yếu bàn tay trái, chụp CT sọ não có tiêm thuốc cản quang phát hiện nốt di căn 13x16mm ở thùy trán phải, có phù não xung quanh. Chụp toàn thân không có di căn ở vị trí khác. Bệnh nhân được xạ gamma não sau đó.

     Đến tháng 8/2011, sau 10 tháng xạ gamma não, bệnh nhân tiếp tục có di căn não và được xạ gamma não lần 2, đồng thời hóa trị phác đồ Carboplatin+Paclitaxel x 2 chu kỳ.

     Sau 2 đợt hóa chất, ổ di căn não vẫn phát triển, bệnh nhân được chuyển hóa chất bước 2 pemetrexed kết hợp thuốc đích Erlotinib vào tháng 11/2011.

     Bệnh nhân điều trị đến tháng 6/2013, sau 28 đợt hóa chất + thuốc đích, hóa chất Pemetrexed được dừng điều trị do độc tính phù độ 3 ở các chi.

     Bệnh nhân vẫn tiếp tục dùng thuốc đích Erlotinib hằng ngày đến tháng 10/2022, sau 11 năm dùng thuốc đích và bệnh vẫn được kiểm soát tốt.

LƯU Ý: Thuốc đích Erlotinib thế hệ 1 được chấp thuận điều trị bước 2 đối với ung thư phổi giai đoạn muộn và thất bại với 1 phác đồ hóa chất trước đó.

Kết luận:

     Đây là ca bệnh điển hình cho vai trò của thuốc đích trong điều trị các bước sau đối với ung thư phổi giai đoạn muộn, đã thất bại với 1 phác đồ hóa chất, và rất quan trọng là không cần có đột biến EGFR (ex19del, L858R).

     Bệnh nhân không có đột biến EGFR có thể khởi đầu với hóa chất bộ đôi có platinum. Và sau khi bệnh tiến triển tái phát thì có thể điều trị bước 2 với thuốc đích erlotinib (có thể kết hợp thêm hóa chất).

3. Ca bệnh 2:

     Bệnh nhân nam 58 tuổi, nhập viện vì ho ra máu kéo dài 2 tháng và Xquang ngực có khối u thùy giữa phổi phải vào tháng 4/2010. Tiền sử bệnh nhân có tăng huyết áp và hút thuốc lá 35 bao-năm.

     Chụp CT ngực có khối u 40x80mm phổi phải nằm sát màng phổi và các nốt di căn ở cùng bên phổi phải. Có hạch rốn phổi, trung thất, thượng đòn cùng bên. Nội soi phế quản, sinh thiết khối u làm giải phẫu bệnh có kết quả: “ung thư biểu mô tuyến”. Xét nghiệm không có đột biến EGFR.

     Chẩn đoán lâm sàng: Ung thư biểu mô tuyến phổi phải giai đoạn 3B cT3N3M0, EGFR âm tính.

     Bệnh nhân được điều trị bước 1 với hóa chất Carboplatin+Paclitaxel x 4 chu kỳ, và bệnh có đáp ứng một phần (giảm kích thước u).

     Bệnh nhân tiếp tục hóa chất duy trì với Pemetrexed, nhưng sau 2 chu kỳ bệnh tiến triển, khối u, hạch trung thất, nốt u di căn trong phổi tăng kích thước.

     Bệnh nhân được chuyển hóa chất bước 2 Docetaxel x 4 chu kỳ và có đáp ứng thuyên giảm một phần, nhưng sau 2 tháng bệnh tiến triển di căn não đa ổ.

     Bệnh nhân được chuyển điều trị bước 3 với thuốc đích erlotinib 150mg/ngày vào tháng 3/2013, và các di căn não biến mất hoàn toàn.

     Bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc đích Erlotinib kéo dài tới tháng 3/2020 sau 9 năm điều trị và dừng thuốc đích do không hề có dấu hiệu bệnh tiến triển xấu hơn.

     Tuy nhiên sau 3 tháng dừng thuốc đích, bệnh tiến triển di căn não 1 ổ đơn độc ở thùy trán bên trái, bệnh nhân được xạ gamma não và tiếp tục Erlotinib vào tháng 8/2020.

     Bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc đích đến tháng 10/2022, sau 11 năm 8 tháng dùng thuốc đích bệnh vẫn được kiểm soát tốt, không có dấu hiệu tái phát.

Kết luận: Đây cũng là trường hợp điển hình cho thấy hiệu quả của thuốc đích Erotinib ở bệnh nhân không có đột biến EGFR và bệnh tái phát tiến triển sau 2 phác đồ hóa chất. Điều này phù hợp với khuyến cáo điều trị thuốc đích cho các trường hợp không có đột biến gen.

https://bstrankhoi.vn/vai-tro-cua-dot-bien-egfr-trong-ung-thu-phoi.html

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ: