VIÊM MIỆNG DO ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI
22:17 - 29/05/2021
ĐIỀU TRỊ SAU KHI THẤT BẠI VỚI THUỐC MIỄN DỊCH
Xét nghiệm DNA khối u trong máu dự báo sự tiến triển khi điều trị Osimertinib trong nghiên cứu FLAURA, AURA3
Miễn dịch Durvalumab điều trị giai đoạn 3. Khám Phá Những Kết Quả Mới Nhất Từ Nghiên Cứu PACIFIC-2
BRIGATINIB VÀ ALECTINIB SAU KHI KHÁNG THUỐC ĐÍCH CRIZOTINIB
VIÊM LOÉT MIỆNG DO ĐIỀU TRỊ THUỐC ĐÍCH UNG THƯ PHỔI
Thuốc đích đối kháng EGFR có thể gây viêm miệng với tỉ lệ 15% người bệnh. Erlotinib, gefitinib ít khi gây viêm miệng ở mức độ nặng, nhưng thuốc thế hệ 2 như afatinib, dacomitinib gây viêm miệng nặng hơn.
1. Lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện vào ngày thử 7, thường đạt đỉnh sau 2 tuần rồi phục hồi dần dần, các triệu chứng có thể gặp bao gồm:
- Ban đầu: phù nề mô mềm niêm mạc miệng và các tuyến kèm theo cảm giác nóng rát.
- Đau: mức độ đau tăng dần kèm theo có thể có bong tróc lớp biểu mô và xuất hiện giả mạc.
- Loét niêm mạc, nếu tình trạng này kéo dài là cơ hội cho vi khuẩn và nấm phát triển gây ra tình trạng nhiễm trùng.
- Khó nuốt: tình trạng đau rát kèm theo loét khiến bệnh nhân khó nuốt, ăn uống kém dẫ đến suy kiệt cơ thể.
- Chảy máu là biến chứng nặng nề cho người bệnh, tình trạng này kéo dài hơn nếu bệnh nhân có giảm tiểu cầu.
Hình ảnh viêm miệng độ 1, độ 2 do thuốc điều trị đích
2. Phòng tránh viêm miệng do điều trị ung thư phổi
Đánh giá và chăm sóc răng miệng trước, trong và sau khi điều trị
Chăm sóc răng miệng hằng ngày với bàn chải răng mềm, thay bàn chải răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng không cồn sau khi đánh răng (nước muối 0.9% hoặc natri bicarbonat).
Nước súc miệng chứa dexamethasone, calci photphate, chlorhexidine, benzydamine HCL có vai trò trong việc giảm tỷ lệ mắc viêm niêm mạc miệng liên quan đến các liệu pháp điều trị ung thư.
Nên nhổ răng trước khi điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh nha chu nặng.
Nhổ răng ít nhất 10 ngày trước khi hóa trị.
Nên dùng thêm kháng sinh phổ rộng nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc cơ địa suy giảm miễn dịch.
Hình ảnh viêm miệng độ 3 do thuốc điều trị đích
Chế độ ăn uống phù hợp
Trong thời gian điều trị với các tác nhân có thể gây viêm niêm mạc, viêm miệng hoặc phản ứng lichenoid, bệnh nhân nên tránh các tác nhân gây kích ứng như nước súc miệng có cồn hoặc peroxide, thức ăn cay và thức ăn cứng có thể làm tổn thương niêm mạc. Ngoài ra, cần chú trọng vệ sinh răng miệng tốt vì nó có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của viêm niêm mạc miệng.
Bảo vệ niêm mạc miệng
Chất phủ niêm mạc được sử dụng để bảo vệ các bề mặt niêm mạc của khoang miệng, bao gồm Gelclair, Orabase, Episil hỗn hợp phospholipid đậu nành và glycerol dioleate tạo thành một hàng rào sinh học).
Viêm niêm mạc miệng lan tỏa liên quan đến thuốc đích EGFR có thể được điều trị bằng nước súc miệng có steroid tại chỗ như dung dịch dexamethasone. Các tổn thương khu trú có thể được điều trị bằng gel bôi tại chỗ như clobetasol propionate 0,05%, triamciclon. Ngoài ra, liệu pháp chống nấm tại chỗ có thể được sử dụng đồng thời với steroid tại chỗ để ngăn ngừa nhiễm trùng Candida cơ hội. Khuyến cáo sử dụng đồng thời steroid tại chỗ và thuốc chống nấm cho từng trường hợp, đặc biệt nếu bệnh nhân có thêm các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như giảm tiết dịch khoang miệng hoặc suy giảm miễn dịch.
Một số thuốc điều trị viêm miệng do thuốc đích
Giảm đau
Đối với những cơn đau miệng từ nhẹ đến trung bình, có thể sử dụng các loại nước súc miệng gây tê cục bộ. Bệnh nhân có thể sử dụng một số nhóm thuốc giảm đau như lidocaine, morphine Sulfat (0.2%, 2mg/ml, 15ml) hoặc nước súc miệng doxepin (0.5%) súc miệng sạch.
Điều trị nhiễm trùng
Nguyên nhân nhiễm trùng vùng niêm mạc miệng thường do hai loại candida Abicans chiếm tới 70% và vius Herpes simplex type I.
Những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm candida abicans, việc điều trị tại chỗ khuyến cáo dùng clotrimazole hoặc nystatin. Đối với những trường hợp nhiễm trùng dai dằng, nên sử dụng fluconazole đường uống hoặc đường tĩnh mạch hoặc sử dụng amphotericin B.
Nhiễm trùng do virus Herpes Simplex: khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus theo kinh nghiệm (ví dụ: acyclovir đường tiêm hoặc uống hoặc valacyclovir đường uống).
Điều trị theo phân loại mức độ tổn thương
- Độ 1: các đốm đỏ phù nề ở niêm mạc: súc miệng sạch nhiều lần bằng nước muối hoặc các nước súc miệng không chứa cồn. Không cần điều chỉnh liều lượng thuốc đích.
- Độ 2: các vết loét trợt gây đau trong niêm mạc miệng nhưng vẫn ăn uống được: điều trị tại chỗ bằng các nước súc miệng có thuốc tê, hoặc các thuốc tê bôi tại chỗ, thuốc bọc các vị trí loét niêm mạc, steroid bôi tại chỗ; nếu đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau toàn thân (dạng uống, tiêm). Khi xử lý như trên có thể có mấy diễn biến:
- Kiểm soát được đau: tiếp tục điều trị thuốc đích.
- Nếu không kiểm soát được đau: dừng thuốc đích, tiếp tục xử lí tới khi giảm về độ 1 rồi dùng lại thuốc đích.
- Nếu dùng lại thuốc đích mà vẫn tái phát viêm miệng thì dừng thuốc đích, xử lí tới khi giảm về độ 1 rồi dùng lại thuốc đích với liều nhỏ hơn.
- Độ 3: các vết loét lớn nối lại với nhau, có giả mạc trắng trên vết loét gây đau nhiều, cản trở việc ăn uống dinh dưỡng: phải dừng thuốc đích, điều trị tại chỗ với: nước súc miệng giảm đau, bôi giảm đau tại chỗ, thuốc bọc vết loét, steroid bôi tại chỗ kết hợp giảm đau toàn thân, điều chỉnh thức ăn và bổ sung dinh dưỡng tĩnh mạch nếu cần.
- Nếu kiểm soát được đau thì tiếp tục xử lí tới khi về độ 1 rồi dùng lại thuốc đích với liều nhỏ hơn.
- Nếu tái phát lại ở mức độ 3 thì phải dừng thuốc đích.
- Độ 4: hoại tử niêm mạc, chảy máu: dừng thuốc đích hoàn toàn, nhập viện điều trị chuyên sâu.
Hình ảnh viêm miệng độ 4 do thuốc điều trị đích
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Pulito C, Cristaudo A, Porta CL, et al. Oral mucositis: the hidden side of cancer therapy. J Exp Clin Cancer Res. 2020;39(1):210-210.
- Basile D, Di Nardo P, Corvaja C, et al. Mucosal Injury during Anti-Cancer Treatment: From Pathobiology to Bedside. Cancers (Basel). 2019;11(6):857.