THUỐC ĐÍCH CHỮA UNG THƯ PHỔI VÀ DI CĂN NÃO

THUỐC ĐÍCH CHỮA UNG THƯ PHỔI VÀ DI CĂN NÃO

16:42 - 06/03/2022

So sánh hiệu quả thuốc đích với ung thư phổi di căn não

THUỐC ĐÍCH AUMOLERTINIB SAU HÓA XẠ TRỊ U PHỔI GIAI ĐOẠN 3
ĐIỀU TRỊ SAU KHI THẤT BẠI VỚI THUỐC MIỄN DỊCH
Xét nghiệm DNA khối u trong máu dự báo sự tiến triển khi điều trị Osimertinib trong nghiên cứu FLAURA, AURA3
Miễn dịch Durvalumab điều trị giai đoạn 3. Khám Phá Những Kết Quả Mới Nhất Từ Nghiên Cứu PACIFIC-2
BRIGATINIB VÀ ALECTINIB SAU KHI KHÁNG THUỐC ĐÍCH CRIZOTINIB

SO SÁNH HIỆU QUẢ THUỐC ĐÍCH Ở BN DI CĂN NÃO

Khoảng 70% người bệnh có đột biến EGFR sẽ tiến triển di căn não và khoảng 20% sẽ xuất hiện di căn não khi điều trị thuốc đích EGFR TKIs. Di căn não gây nhiều triệu chứng nặng, suy giảm thời gian và chất lượng sống với thời gian sống trung bình từ 1-6 tháng.

Thuốc đích hiệu quả hơn hóa chất trong điều trị người bệnh ung thư phổi có di căn não. Trong thử nghiệm Lux-Lung 3-6 cả thời gian sống không tiến triển PFS và tỉ lệ đáp ứng đều cao hơn với thuốc đích so với hóa chất.

Tuy nhiên hiệu quả thuốc đích ở di căn não vẫn thấp hơn các vị trí di căn khác do khả năng ngấm thuốc qua hàng rào máu não khó khăn. Và các nghiên cứu kết hợp thuốc đích và xạ trị não đang được đánh giá hiệu quả. Tác giả Magnuson và cộng sự báo cáo PFS và OS cao hơn khi điều trị tân bổ trợ hoặc bổ trợ thuốc đích trước hoặc sau xạ trị não. Tổ chức ung thư Châu Âu ESMO đã hướng dẫn điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4 có di căn não với điều trị thuốc đích trước tiên sau đó áp dụng điều trị tại chỗ như xạ trị hoặc phẫu thuật.

  1. So sánh hiệu quả thuốc đích thế hệ 1

Các nghiên cứu hồi cứu thấy erlotinib có hiệu quả hơn gefitinib ở người bệnh di căn não có và không có triệu chứng.

Phân tích thứ nhất đánh giá tỉ lệ di căn não sau điều trị erlotinib và gefitinib, đánh giá chỉ tiêu thời gian tiến triển thần kinh nTTP và thời gian sống không tiến triển PFS. nTTP ở người bệnh đã có di căn não từ trước dài hơn đáng kể với erlotinib (30 tháng) so với gefitinib (15.8 tháng), nhưng không khác biệt ở nhóm chưa có di căn não từ trước (18 vs 16 tháng). Có tới 36% xuất hiện di căn não 1 ổ khi điều trị gefitinib so với 25% khi điều trị erlotinib.

Phân tích thứ 2 đánh giá nguy cơ tiến triển thần kinh và PFS giữa erlotinib và gefitinib đã xác nhận khả năng giảm nguy cơ tiến triển thần kinh ở người bệnh đã có di căn não từ trước khi điều trị erlotinib so với gefitinib. Trong cả hai phân tích đều không có sự khác biệt về PFS và OS giữa hai nhóm điều trị erlotinib, gefitinib.

  1. So sánh hiệu quả giữa thuốc đích thế hệ 1 và thế hệ 2

Hiện tại chưa có nghiên cứu đối đầu so sánh hiệu quả thuốc đích thế hệ 1, 2 ở người bệnh di căn não.

Trong thử nghiệm Lux-Lung 7 pha 2B, dữ liệu nhánh cho thấy PFS trung bình và OS không khác biệt khi điều trị afatinib và gefitinib ở người bệnh di căn não.

Một nghiên cứu hồi cứu đánh giá PFS, OS, tỉ lệ di căn não ở người bệnh có và không có di căn não ban đầu điều trị với gefitinib, erlotinib và afatinib. Trong nhóm di căn não, không có thuốc nào ưu thế hơn về PFS và OS, trong khi ở nhóm không di căn não afatinib làm giảm nguy cơ tiến triển não so với gefitnib. Tuy nhiên kết quả này chưa đủ xác định rõ vai trò phòng chống di căn não của afatinib.

  1. So sánh giữa thuốc đích thế hệ 1 và thế hệ 3

Các dữ liệu tiền lâm sàng cho thấy osimertinib có khả năng thấm tốt qua hàng rào máu não và làm thuyên giảm khối u. Hiệu quả của osimertinib điều trị di căn hệ thần kinh đặc biệt ở màng não ở người bệnh đã điều trị thuốc đích thế hệ 1 thể hiện qua thử nghiệm BLOOM với đáp ứng màng não đạt 62% và thời gian đáp ứng 15.2 tháng.

Trong thử nghiệm FLAURA osimertinib cho thấy hiệu quả hơn thuốc đích thế hệ 1 ở nhóm di căn hệ thần kinh về chỉ số PFS và OS. Tỉ lệ tiến triển thần kinh cũng thấp hơn với osimertinib so với thuốc thế hệ 1 (6% vs 15%).

  1. Kết Luận

Di căn não là vị trí di căn thường gặp trong ung thư phổi, tỉ lệ xuất hiện di căn não cao hơn nếu có đột biến EGFR.

Hoạt tính trên hệ thần kinh có dấu hiệu khác nhau giữa các thế hệ như: erlotinib hiệu quả hơn gefitinib, afatinib và osimertinib hiệu quả hơn thuốc đích thế hệ 1.

Trong thực tế, erlotinib hiệu quả hơn gefitinib trong khả năng giảm nguy cơ tiến triển thần kinh ở người bệnh đã có di căn não từ trước. Afatinib có khả năng giảm nguy cơ phát triển di căn não ở người bệnh chưa có di căn não ban đầu.

Chỉ có osimertinib là thuốc thế hệ 3 có khả năng cải thiện PFS và OS ở người bệnh di căn não so với gefitinib và giảm nguy cơ tiến triển thần kinh. Điều này khả năng do tính thấm cao qua hàng rào máu não vào trong hệ thần kinh.

  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Caponnetto S, Cantale O, Friedlaender A, Gomes F, Daryanani S, Gelibter A, Cortellini A, Giuffrida D, Addeo A, Banna GL. A Comparison Between First-, Second- and Third-Generation Epidermal Growth Factor Receptor Tyrosine Kinase Inhibitors in Patients with Non-Small-Cell Lung Cancer and Brain Metastases. Journal of Molecular Pathology. 2021; 2(1):1-10. https://doi.org/10.3390/jmp2010001
  • Để biết thêm chi tiết xin liên hệ:
  • Bs. Trần Khôi - Bệnh viện Phổi Hà Nội
  • 44 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Hotline: 0983 812 084, 0913 058 294