TÁC DỤNG PHỤ CỦA OSIMERTINIB ĐIỀU TRỊ SAU MỔ (ADAURA)

TÁC DỤNG PHỤ CỦA OSIMERTINIB ĐIỀU TRỊ SAU MỔ (ADAURA)

15:06 - 03/10/2023

Tổng kết về tác dụng phụ của Osimertinib khi điều trị sau mổ, dữ liệu từ 3 năm theo dõi nghiên cứu ADAURA.

THUỐC ĐÍCH AUMOLERTINIB SAU HÓA XẠ TRỊ U PHỔI GIAI ĐOẠN 3
ĐIỀU TRỊ SAU KHI THẤT BẠI VỚI THUỐC MIỄN DỊCH
Xét nghiệm DNA khối u trong máu dự báo sự tiến triển khi điều trị Osimertinib trong nghiên cứu FLAURA, AURA3
Miễn dịch Durvalumab điều trị giai đoạn 3. Khám Phá Những Kết Quả Mới Nhất Từ Nghiên Cứu PACIFIC-2
BRIGATINIB VÀ ALECTINIB SAU KHI KHÁNG THUỐC ĐÍCH CRIZOTINIB

MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA OSIMERTINIB ĐIỀU TRỊ BỔ TRỢ SAU MỔ

1. Đặc điểm bệnh nhân

     Từ tháng 11/2015 đến tháng 2/2019, tất cả 682 bệnh nhân được ngẫu nhiên điều trị osimertinib hoặc placebo. Ở thời điểm kết thúc theo dõi 11/4/2022, 66% bệnh nhân hoàn thành 3 năm điều trị osimertinib và 34% bệnh nhân phải dừng điều trị.

    Thời gian điều trị trung bình ở nhóm osimertinib là 35,8 tháng. Thời gian điều trị không bao gồm thời gian ngừng liều do độc tính gần tương đương với thời gian điều trị trung bình là 35,4 tháng. Tỷ lệ tạm dừng liều do tất cả nguyên nhân là 59% với osimertinib. Giảm liều chung với tỷ lệ 16%.

2. Mức độ an toàn

     Độc tính (AE) vì bất cứ lý do gì gặp ở 98% bệnh nhân, độc tính chủ yếu với osimertinib là tiêu chảy (47%), rụng tóc (27%), khô da (25%), buồn nôn (10%) và ban da (10%).

     Độc tính nặng từ độ 3 trở lên: gặp ở 23% với osimertinib, chủ yếu là tiêu chảy (3%), viêm niêm mạc (2%), viêm phổi (1%) và kéo dài khoảng QT (1%).

     Độc tính nghiệm trọng gặp ở 20% với osimertinib, chủ yếu là viêm phổi (1%).

     Độc tính dẫn tới dừng điều trị hoàn toàn ở 13% osimertinib, chủ yếu là viêm phổi kẽ (2%). Nếu gặp AE viêm phổi kẽ cần phải dừng vĩnh viễn osimertinib.

     Độc tính dẫn tới tạm dừng liều gặp ở 27% với osimertinib, chủ yếu là tiêu chảy (4%), viêm niêm mạc (2%), đau bụng, viêm dạ dày ruột, hạ bạch cầu, nôn (mỗi loại 1%).

     Độc tính dẫn tới phải giảm liều gặp ở 12% với osimertinib, chủ yếu là viêm niêm mạc (3%), tiêu chảy (2%) và rụng tóc (2%).

     Độc tính dẫn tới tử vong chỉ <1% là suy hô hấp.

     Độc tính của osimertinib không có sự khác biệt giữa nam và nữ về tỉ lệ (99% vs 97%), độc tính nghiêm trọng (22% vs 19%), độc tính phải dừng hoàn toàn (15% vs 12%) hoặc tạm dừng liều (28% vs 27%). Tỉ lệ độc tính từ độ 3 trở lên có vẻ cao hơn ở nam so với nữ (27% vs 22%), độc tính phải giảm liều cao hơn ở nữ so với nam (15% vs 6%).

    Độc tính của osimertinib ở người >70 tuổi so với người <70 tuổi, có sự tăng tỉ lệ gặp độc tính nghiêm trọng (32% vs 16%), tạm dừng liều (39% vs 23%), giảm liều (16% vs 11%) và dừng hoàn toàn (22% vs 10%).

Thời điểm khởi phát và thời gian của các AE phổ biến nhất

     Đa số AE xuất hiện trong vòng 12 tháng điều trị (99% vs 95%), trong đó hầu hết AE được báo cáo trong vòng 1 tháng đầu điều trị (77% vs 55%). Độc tính viêm quanh móng gặp từ 3-6 tháng sau điều trị. Thời gian kéo dài mỗi AE dài hơn ở osimertinib so với placebo (2773 ngày vs 1550 ngày). Thời gian khởi phát AE ngắn hơn với osimertinib so với placebo (13 ngày vs 22 ngày).

     Viêm phổi kẽ: gặp ở 11% nhóm osimertinib, thời gian khởi phát trung bình là 84 ngày và kéo dài trung bình 92 ngày. Viêm phổi kẽ (ILD) hay gặp ở Nhật Bản, đa số ILD ở mức nhẹ tới vừa. 9/11 bệnh nhân ILD phải dừng osimertinib và tất cả nhóm ILD đều hồi phục.

     Biến cố tim mạch: giảm phân suất tống máu EF, suy tim, phù phổi, bệnh cơ tim gặp ở 6% (19 bệnh nhân) nhóm osimertinib. Đa số đều độ 1 hoặc 2, 5 bệnh nhân ở độ 3. Giảm EF là hay gặp nhất dẫn tới dừng hoàn toàn osimertinib ở 5 bệnh nhân. Đa số đều phục hồi tốt.

     Kéo dài khoảng QT gặp ở 9% (30) với osimertinib, đa số đều độ 1, 2; 4 bệnh nhân ở độ 3 và phải dừng hoàn toàn osimertinib, tất cả đều hồi phục. Có 1 bệnh nhân gặp phải AE rối loạn nhịp trên thất và phải dừng hoàn toàn thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Three-Year Safety, Tolerability, and Health-Related Quality of Life Outcomes of Adjuvant Osimertinib in Patients With Resected Stage IB to IIIA EGFR-Mutated NSCLC: Updated Analysis From the Phase 3 ADAURA Trial

John, Thomas et al.

Journal of Thoracic Oncology, Volume 18, Issue 9, 1209 - 1221