DI CĂN XƯƠNG UNG THƯ PHỔI ĐIỀU TRỊ BẰNG OSIMERTINIB (CHÙM CA BỆNH)

DI CĂN XƯƠNG UNG THƯ PHỔI ĐIỀU TRỊ BẰNG OSIMERTINIB (CHÙM CA BỆNH)

06:17 - 26/09/2023

Báo cáo 3 ca bệnh ung thư phổi biểu mô tuyến có đột biến EGFR exon19del được điều trị hiệu quả với thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib

THUỐC ĐÍCH AUMOLERTINIB SAU HÓA XẠ TRỊ U PHỔI GIAI ĐOẠN 3
ĐIỀU TRỊ SAU KHI THẤT BẠI VỚI THUỐC MIỄN DỊCH
Xét nghiệm DNA khối u trong máu dự báo sự tiến triển khi điều trị Osimertinib trong nghiên cứu FLAURA, AURA3
Miễn dịch Durvalumab điều trị giai đoạn 3. Khám Phá Những Kết Quả Mới Nhất Từ Nghiên Cứu PACIFIC-2
BRIGATINIB VÀ ALECTINIB SAU KHI KHÁNG THUỐC ĐÍCH CRIZOTINIB

HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 3 OSIMERTINIB VỚI DI CĂN XƯƠNG

1. Giới thiệu

     Ung thư phổi biểu mô tuyến chiếm 40% tổng số ung thư phổi, và khoảng 50% bệnh nhân người Châu Á có đột biến EGFR thuận lợi để điều trị thuốc đích hiệu quả cao.

     Hiện nay thuốc đích EGFR là điều trị bước 1 tiêu chuẩn cho ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn tiến triển có đột biến EGFR thuận lợi.

     Thuốc đích EGFR thế hệ 3 Osimertinib có hoạt tính chống lại đột biến exon19, 21 và T790M; và được chấp thuận điều trị rộng rãi. Tuy nhiên, hiệu quả của Osimertinib với di căn xương còn ít nghiên cứu. Trong báo cáo này, có 3 ca bệnh ung thư biểu mô tuyến di căn xương điều trị với Osimertinib.

2. Các ca bệnh

Ca bệnh 1

     Bệnh nhân nữ 62 tuổi vào viện vì khó thở, tức ngực 3 tháng nay. Khám thấy rì rào phế nang mất bên trái và giảm ở phổi bên phải. Siêu âm màng phổi thấy tràn dịch màng phổi trái lượng nhiều. Chọc hút dịch màng phổi trái xét nghiệm tế bào phát hiện: “ung thư biểu mô tuyến phổi di căn”, xét nghiệm đột biến có EGFR exon19del.

     Bệnh nhân được điều trị thuốc đích gefitinib 250mg/ngày và có đáp ứng, giảm tràn dịch màng phổi. Sau 1 năm điều trị, chụp CT ngực thấy tràn dịch màng phổi trái nhiều hơn ban đầu và bệnh tiến triển kháng gefitinib.

     Chọc hút dịch màng phổi xét nghiệm đột biến có T790M(+) và bệnh nhân được chuyển điều trị osimertinib 80mg/ngày. Osimertinib điều trị ổn định trong 22,7 tháng và sống thêm 26,2 tháng kể từ khi điều trị osimertinib. Sau đó bệnh nhân bị đau xương và chụp xạ hình xương thấy có di căn xương đa ổ, 4 tháng sau đó bệnh nhân tử vong.

Ca bệnh 2

     Bệnh nhân nữ 62 tuổi, vào viện vì ho kéo dài 2 tháng. Chụp CT ngực thấy hẹp lòng phế quản và tắc nghẽn phế quản ở phân thùy đáy sau của thùy dưới phổi trái, đông đặc thùy dưới bên trái.

     Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt thùy dưới phổi trái, xét nghiệm xác nhận: “ung thư phế quản phế nang” thùy dưới trái giai đoạn 3 pT3N1M0 (di căn hạch nhóm 8, 9, 11).

     Bệnh nhân tiếp tục hóa trị bổ trợ 4 chu kỳ carboplatin+pemetrexed vào tháng 8/2019. Đến tháng 3/2021, di căn xương và tiến triển tái phát ở phổi, thành ngực được phát hiện và xét nghiệm EGFR exon19del.

     Bệnh nhân bắt đầu điều trị đích osimertinib 80mg/ngày và thuốc chống hủy xương. Đến tháng 3/2022 chụp kiểm tra thấy tổn thương phổi và thành ngực ổn định, nhưng triệu chứng đau lưng, xương chậu không thuyên giảm.

Ca bệnh 3

      Bệnh nhân nữ 54 tuổi chẩn đoán “ung thư biểu mô tuyến phổi trái” di căn não, hai phổi tháng 3/2017, có đột biến EGFR exon19del.

     Bệnh nhân bắt đầu điều trị thuốc đích erlotinib và có đáp ứng giảm nhẹ khối u, hạch trung thất, nhưng các nốt nhỏ ở hai phổi vẫn còn. Đến tháng 2/2018, bệnh tiến triển di căn xương. Sau đó điều trị với xạ trị nhưng bệnh vẫn tiến triển và dừng erlotinib, chuyển hóa chất carboplatin+pemetrexed x 4 chu kỳ.

     Sau 4 đợt hóa chất, khối u nhỏ lại, tiếp tục điều trị duy trì pemetrexed+bevacizumab 2 chu kỳ rồi docetaxel x 2 chu kỳ, nhưng bệnh bắt đầu tiến triển xấu hơn. Sau đó chuyển thuốc đích osimertinib + thuốc chống hủy xương và đạt thời gian ổn định bệnh tới 17,7 tháng.

3. Thảo luận

     Báo cáo này gồm 3 ca bệnh ung thư biểu mô tuyến phổi di căn xương có đột biến EGFR ex19del. Bệnh nhân 1 khởi đầu thuốc đích thế hệ 1 gefitinib được 17 tháng và bắt đầu kháng với T790M. Sau 22 tháng đổi thế hệ 3 osimertinib, tổn thương u phổi giữ nguyên nhưng di căn xương tiến triển.

     Bệnh nhân 2 sau khi mổ cắt thùy phổi và hóa chất bổ trợ 4 đợt trước khi có di căn xương và đột biến EGFR ex19del sau 8 tháng. Điều trị sau đó gồm osimertinib kết hợp chống hủy xương và ổn định khối u phổi, di căn xương trong 1 năm.

     Bệnh nhân 3 điều trị hóa trị, xạ trị, thuốc đích EGFR thế hệ 1 trong hơn 2 năm trước khi tiến triển. Thế hệ 3 osimertinib được điều trị tiếp trong 18 tháng, sau đó di căn xương phát triển. Cả 3 bệnh nhân đều có đột biến ex19del và ổn định lâu dài di căn xương (12-22,7 tháng) với thế hệ 3 osimertinib.

     Một nghiên cứu đời thực ở Trung Quốc bời Tang và cộng sự báo cáo rằng, di căn xương là yếu tố dự báo quan trọng đáp ứng thấp và PFS, OS kém khi dùng osimertinib, gợi ý osimertinib có thể giảm hiệu quả khi điều trị di căn xương. Tương tự, Gu và cộng sự năm 2017: osimertinib kiểm soát tốt khối u phổi ở bệnh nhân 65 tuổi kháng gefitinib với T790M nhưng không hiệu quả với di căn xương (tiến triển sau 2 tháng osimertinib).

     Tuy nhiên cũng có nghiên cứu hứa hẹn của osimertinib với di căn xương. Takashi và cộng sự cho thấy osimertinib giảm nốt u xương ở chuột có ung thư biểu mô tuyến phổi di căn xương. Ying, Yoichi và cộng sự đều báo cáo osimertinib làm giảm di căn xương và sống thêm kéo dài.

     Xếp sau ung thư vú và tiền liệt tuyến, UTPLTBN là nguyên nhân hay gặp thứ 3 gây di căn xương. Di căn xương thường gây biến cố xương nhất là di căn cột sống, gây đau, mất vững, xẹp đốt sống gây ra các cấp cứu ung thư nặng. Hiệu quả của osimertinib với di căn xương còn nhiều câu hỏi.