CÁC YẾU TỐ DỰ BÁO TÁI PHÁT TRONG UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN SỚM ĐÃ PHẪU THUẬT

CÁC YẾU TỐ DỰ BÁO TÁI PHÁT TRONG UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN SỚM ĐÃ PHẪU THUẬT

15:54 - 31/12/2021

ĐIỀU TRỊ SAU KHI THẤT BẠI VỚI THUỐC MIỄN DỊCH
Xét nghiệm DNA khối u trong máu dự báo sự tiến triển khi điều trị Osimertinib trong nghiên cứu FLAURA, AURA3
BRIGATINIB VÀ ALECTINIB SAU KHI KHÁNG THUỐC ĐÍCH CRIZOTINIB
TẠI SAO ĐỘT BIẾN EGFR L858R CẦN ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT
CẢI THIỆN HIỆU QUẢ THUỐC ĐÍCH VỚI ĐỘT BIẾN L858R

     MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ TÁI PHÁT TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ (UTPKTBN) GIAI ĐOẠN SỚM ĐÃ PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN

     Cập nhật từ nghiên cứu ADAURA thấy một số yếu tố sẽ ảnh hưởng tới sự tái phát trong giai đoạn sớm như: giai đoạn mô bệnh học, loại mô học, kích thước u, có xâm lấn mạch bạch huyết không?

     Độ mô học cao như: có thành phần vi nhú hoặc thành phần đặc là yếu tố dự báo độc lập của tỉ lệ sống sót không tái phát (RFS) kém. Tuy nhiên ở nhóm EGFR thể wildtype độ mô học cao này không phải là yếu tố dự báo sự tái phát. Mặt khác đột biến EGFR sẽ là yếu tố nguy cơ cho bệnh tái phát khi thành phần mô học độ cao chiếm ưu thế.

     Nghiên cứu trên 721 bệnh nhân được đánh giá tình trạng EGFR ở giai đoạn I được phẫu thuật triệt căn. Tiến hành đánh giá sống sót toàn bộ (OS), sống sót không tái phát (RFS) liên quan tới tình trạng EGFR và sự có mặt của thành phần mô học độ cao >5%, các yếu tố phân tích đa biến gồm: tuổi 70, giới, tình trạng hút thuốc, kích cỡ xâm nhập >10mm, xâm lấn màng phổi, xâm lấn mạch máu, bạch huyết.

     Kết quả có 375 (52%) có đột biến EGFR và thường gặp ở nữ giới, không hút thuốc, không có độ mô học cao, không có xâm lấn mạch bạch huyết.

Hình 1: Độ mô học cao UTPKTBN liên quan tới sống sót không tái phát RFS 5 năm kém hơn nếu có đột biến EGFR. Với EGFR thể wildtype

độ mô học cao không có sự khác biệt với độ mô học thấp về RFS       

     Sau thời gian theo dõi trung bình 5.2 năm, sự tái phát gặp ở 57 bệnh nhân chiếm 7.9%. Bệnh nhân có độ mô học cao trong nhóm có đột biến EGFR có tỉ lệ RFS 5 năm kém hơn: 77.7% vs 92.8%. Nếu không có đột biến EGFR thì tỉ lệ RFS không khác biệt theo độ mô học cao (89.7% vs 87.9%).

Hình 2: Thời gian sống toàn bộ theo giai đoạn bệnh

KẾT LUẬN:

Các thành phần mô học độ cao là yếu tố tiên lượng kém. Có thể kết hợp các yếu tố như: giai đoạn mô học, mô bệnh học khối u và tình trạng EGFR để dự báo sự tái phát ở giai đoạn sớm đã phẫu thuật. Kết quả này cũng cho thấy nên xét nghiệm EGFR ở giai đoạn sớm giúp tiên lượng, dự báo và phân tầng điều trị hợp lí với các thuốc đích cho đột biến EGFR.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Astrazeneca.com. Phase III ADAURA trial showed treatment with Tagrisso after surgery with curative intent reduced the risk of disease recurrence or death by c. 80%. Published May 28, 2020. Accessed October 12, 2021.