Phát hiện sớm ung thư phổi
22:04 - 28/05/2021
CHẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƯ PHỔI NHƯ THẾ NÀO?
NỐT PHỔI ĐƠN ĐỘC
NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI CẦN CHỤP CHIẾU NHỮNG GÌ?
DNA tự do huyết tương dự báo sống còn trong ung thư phổi
GIẢI TRÌNH TỰ GEN DNA HUYẾT TƯƠNG CHẨN ĐOÁN SỚM DI CĂN UNG THƯ PHỔI
NỐT PHỔI ĐƠN ĐỘC
NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI CẦN CHỤP CHIẾU NHỮNG GÌ?
DNA tự do huyết tương dự báo sống còn trong ung thư phổi
GIẢI TRÌNH TỰ GEN DNA HUYẾT TƯƠNG CHẨN ĐOÁN SỚM DI CĂN UNG THƯ PHỔI
SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ PHỔI VỚI CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH PHỔI LIỀU THẤP
1. Chỉ định:
Các bệnh nhân có tổn thương thành ngực, phổi, trung thất, đặc biệt các bệnh nhân bị lao phổi cũ mà tổn thương lao nhiều đã điều trị khỏi nhưng vẫn còn xơ sẹo cũ do lao và các bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
- Người có nguy cơ trung bình: từ 50 tuổi trở lên, không hút thuốc hoặc hút thuốc ít, từng hút thuốc nhiều nhưng đã ngừng trên 15 năm
- Người có nguy cơ cao: từ 50 tuổi, hút thuốc 30 bao - năm
- Tiếp xúc khói, bụi, ô nhiễm nghề nghiệp, sống trong môi trường nhiễm xạ
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi
- Các trường hợp có nhu cầu
Theo NCCN (mạng lưới phòng chống ung thư quốc tế) có 2 nhóm sàng lọc chính:
- Nhóm 1: tuổi 55-74 và hút thuốc lá ≥30 bao-năm (số bao thuốc lá hút 1 ngày x số năm hút)
- Nhóm 2: tuổi ≥50 và hút thuốc lá ≥20 bao-năm và có yếu tố nguy cơ khác gây u phổi.
Xquang phổi chủ yếu phát hiện các tổn thương đã lớn, thường thì các khối u <1cm thường khó thấy trên Xquang phổi.
Chụp cắt lớp vi tính liều thấp là chụp với liều xạ chỉ 2msV, chụp cắt lớp thông thường có liều xạ là 5-8mSv (nguy cơ ung thư tăng 5% với mỗi 1000mSv). Do liều xạ thấp nên hạn chế tối đa ảnh hưởng của tia xạ lên cơ thể người bệnh
2. Ý nghĩa của chụp CT liều thấp phát hiện sớm u phổi
Giảm tỉ lệ tử vong do K phổi: phát hiện u phổi giai đoạn sớm nên điều trị có hiệu quả sẽ cải thiện thời gian sống thêm, chất lượng cuộc sống nên tỉ lệ tử vong sau 1 năm, 2 năm, 5 năm, 10 năm cũng giảm theo.
Cải thiện chất lượng cuộc sống:
- U phổi giai đoạn sớm chưa có triệu chứng nên chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.
- U phổi giai đoạn sớm điều trị đơn giản hơn nên các tác dụng phụ của điều trị cũng ít hơn và ít ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh hơn.
Phát hiện các bệnh khác đi kèm ở giai đoạn sớm và điều trị có hiệu quả: lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, bệnh phổi mô kẽ, bệnh mạch vành, K vú, K thận, K tuyến thượng thận….
Hình ảnh u phổi trên nội soi phế quản
Hình ảnh nghi u phổi trên phim CT ngực
3. Các hình ảnh nghi ngờ u phổi trên phim chụp cắt lớp vi tính liều thấp
Khối bờ tua gai, đa múi, không đặc, đặc hỗn hợp không đồng nhất, hình hang bờ không đều, dấu vầng hào quang
Hình ảnh thâm nhiễm không đều, hình kính mờ bờ không rõ, nốt đặc hỗn hợp bờ tua gai
4. Cần làm gì khi phát hiện các nốt mờ bất thường ở phổi sau khi chụp cắt lớp vi tính liều thấp
Tùy theo kích thước và đặc điểm hình ảnh mà có hướng theo dõi hoặc can thiệp khác nhau như sau:
- Nốt ≤5mm: chụp lại cắt lớp vi tính liều thấp hàng năm để theo dõi.
- Nốt từ 6-7mm: chụp lại cắt lớp vi tính liều thấp mỗi 6 tháng để theo dõi.
- Nốt 8-14mm: chụp lại cắt lớp vi tính liều thấp mỗi 3 tháng để theo dõi hoặc cân nhắc chụp PET-CT (là phương pháp chụp cho nhận định rõ hơn về đặc điểm nghi ác tính của nốt từ 8-14mm)
- Nốt ≥15mm cần chụp cắt lớp vi tính thông thường có tiêm thuốc cản quang hoặc chụp PET-CT. Sau đó nếu không nghi ngờ ác tính thì chụp lại cắt lớp vi tính liều thấp mỗi 3 tháng để theo dõi; nếu nghi ác tính thì sinh thiết chẩn đoán hoặc phẫu thuật cắt bỏ đồng thời để chẩn đoán (đằng nào u phổi giai đoạn sớm cũng cần mổ cắt bỏ triệt để).
Còn nếu các tổn thương lớn hẳn >2cm thì đương nhiên cần làm các xét nghiệm để chẩn đoán: đầu tiên sẽ nội soi phế quản để quan sát, sinh thiết nếu được; nếu không sẽ sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính thì đại đa số sẽ xác định được rõ tổn thương là gì.
Hình ảnh sinh thiết xuyên thành ngực khối u
TÀI LIỆU THAM KHẢO
National Comprehensive Cancer NetWork (NCCN) (2020). NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology (NCCN Guidelines) Non small-cell lung cancer
Contact: Ths. Bs Trần Khôi - Bv Phổi Hà Nội
Hotline: 0983 812 084 – 0913 058 294